Kể câu chuyện thương hiệu hấp dẫn chỉ với 6 bước đơn giản
OnexPix Creator | 18/04/2023
Những câu chuyện thương hiệu hấp dẫn sẽ xây dựng lòng tin, tăng lòng trung thành của khách hàng và truyền cảm hứng cho sự tương tác. Khách hàng ngày nay quan tâm đến những gì doanh nghiệp của bạn đại diện, không chỉ các dịch vụ bạn cung cấp hoặc chất lượng sản phẩm của bạn. Đó là lý do tại sao mọi thương hiệu đều cần kể câu chuyện của mình.
Brand Story là một câu chuyện tự sự, kể lại chuỗi sự kiện đã đặt nền móng cho sự ra đời của một công ty/ thương hiệu và cách câu chuyện ấy thúc đẩy sứ mệnh công ty/ thương hiệu.
Câu chuyện này tạo tiền đề cho mọi tương tác mà khách hàng có với thương hiệu của bạn, tại cửa hàng và trực tuyến. Dưới đây là các bước kể câu chuyện thương hiệu
Bước 1: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu
Giá trị cốt lõi của thương hiệu là những giá trị cốt lõi, tư tưởng và tầm nhìn mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng. Nó giúp xác định sự khác biệt của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh. Hãy đưa ra câu hỏi "Thương hiệu của bạn muốn truyền tải điều gì đến khách hàng?"
Bước 2: Tìm hiểu về khách hàng mục tiêu
Để kể được một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, bạn cần hiểu rõ về khách hàng mục tiêu của mình. Hãy tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn và giá trị của khách hàng để có thể xây dựng một câu chuyện phù hợp.
Bước 3: Xác định nhân vật chính của câu chuyện
Cũng như bất kỳ câu chuyện nào khác, câu chuyện thương hiệu cần có các nhân vật. Nhân vật chính của câu chuyện là người hoặc đối tượng đại diện cho thương hiệu. Đây có thể là người đứng sau thương hiệu, nhân viên, khách hàng hoặc một người nổi tiếng. Nhân vật chính của câu chuyện sẽ giúp khách hàng dễ dàng hình dung và nhớ đến thương hiệu của bạn.
Bước 4: Xây dựng câu chuyện thương hiệu
Sau khi xác định được giá trị cốt lõi, khách hàng mục tiêu và nhân vật chính, bạn có thể bắt đầu xây dựng câu chuyện thương hiệu. Hãy bắt đầu từ sự xuất hiện của nhân vật chính, mô tả về hành trình của thương hiệu, giá trị cốt lõi và sứ mệnh của nó. Hãy sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và thú vị để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Bước 5: Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn
Những câu chuyện thương hiệu hấp dẫn sẽ xây dựng lòng tin, tăng lòng trung thành của khách hàng và từ đó tạo nên sự tương tác. Sau đây là cách giúp một câu chuyện thương hiệu trở nên hấp dẫn hơn:
- Làm nổi bật xung đột trong câu chuyện.
Hay đọc ví dụ sau: “Một cô bé quàng khăn màu đỏ đi băng qua khu rừng để đưa thức ăn cho người bà ốm yếu của mình. Cô bé đi ngang qua một con sói trên đường đi, cô bé chỉ nhìn con sói và đi tiếp, con sói không tấn công cô bé, chỉ tru lên một hai tiếng. Cô bé đến nhà bà ngoại, họ ăn trưa và nói chuyện cùng nhau”.
Bạn nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện này? Câu chuyện khiến bạn đứng ngồi không yên hay là cảm thấy nó… tẻ nhạt? Đó là bởi vì không có xung đột. Không có đoạn con sói cố ăn thịt cô bé. Nó thậm chí không đến nhà bà ngoại.
Nếu không có xung đột kịch tính hay cảm xúc được đẩy lên cao trào thì câu chuyện sẽ trở nên hời hợt, dễ nghe dễ quên.
Bạn hoàn toàn có thể kể câu chuyện bằng một cách kịch tính hơn. Hãy nêu ra những khó khăn, nghịch cảnh mà công ty từng đối mặt, và bạn đã làm gì để vượt qua nó. Một điều khác nữa, hãy trung thực, kể cả khi kể về thiếu sót của mình, sẽ càng có nhiều người tôn trọng và gắn bó với thương hiệu của bạn.
- Nêu ra vấn đề/tình huống và giải pháp trong câu chuyện
Thử lấy ví dụ với câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ nhé:
Tình huống: Cô bé quàng khăn đỏ đi trong rừng để đưa thức ăn cho người bà đang ốm.
Xung đột: Một con Sói xấu xa tiếp cận cô bé và hỏi cô ấy sẽ đi đâu. Cô bé ngây thơ nói cho anh biết nhà của bà cô bé ở đâu, và con sói dụ cô bé hái một số bông hoa về làm quà cho bà. Trong khi cô bé hái hoa, con sói lẻn vào nhà bà ngoại của Cô bé quàng khăn đỏ, ăn thịt bà ngoại và mặc quần áo của bà ngoại để đóng giả làm bà ngoại để ăn thịt cả cô bé.
Khi cô bé quàng khăn đỏ đến nhà bà ngoại, cô bé nhận thấy những thay đổi ở ngoại hình của bà nhưng cuối cùng lại phớt lờ chúng. Con sói nhân cơ hội nuốt chửng cô và ngủ thiếp đi.
Giải pháp: Một người thợ săn nghe thấy tiếng hét của Cô bé quàng khăn đỏ, xông qua cửa nhà bà ngoại, mổ bụng con sói và giải thoát Cô bé quàng khăn đỏ và bà của cô bé. Sau đó, họ lấp đầy cơ thể con sói bằng những viên đá nặng, và khi con sói tỉnh dậy, đã quá muộn nó đã không thể chạy trốn. Câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ hấp dẫn lôi cuốn hơn sau khi có một tình huống cần giải quyết và một nhân vật chính đến để xử lý nó.
Có rất nhiều thương hiệu tận dụng cấu trúc tương tự này để kể câu chuyện của họ và tạo ra nhận thức về thương hiệu.
Bước 6: Tạo sự tương tác
Cuối cùng, hãy tạo sự kết nối và tương tác với khách hàng thông qua câu chuyện thương hiệu của bạn. Hãy chia sẻ câu chuyện trên các kênh truyền thông xã hội, trang web và các hoạt động của thương hiệu để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về thương hiệu của bạn. Hãy đảm bảo rằng câu chuyện của bạn tạo được ấn tượng và kích thích khách hàng tương tác với thương hiệu.
Câu chuyện thương hiệu là một phần quan trọng không thể thiếu để xây dựng thương hiệu mạnh. Các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng câu chuyện thương hiệu và giữ cho câu chuyện thu hút bằng cách tiếp tục gây ấn tượng với khách hàng và mang đến cho họ trải nghiệm tốt nhất có thể.
Tổng hợp: Onepix Agency
Share
Bài viết khác